SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
tuyet.lta@yenhung.vn
yenhungsales124@yenhung.vn
Thống kê truy cập
-
Đang truy cập
- 5
-
Hôm nay
- 2,897,811
-
Tháng hiện tại
- 2,938,494
-
Tổng lượt truy cập
- 6,315,688
Tư Vấn Kỹ Thuật
Phân loại dầu động cơ theo tiêu chuẩn độ nhớt
Theo hiệp hội kỹ sư oto quốc tế với tên viết tắt là SAE thì họ đã đưa ra hệ thống phân loại dầu động cơ dựa theo độ nhớt động học. Theo đó có 11 cấp khác nhau
Thay dầu động cơ cho xe là 1 trong những nguyên tắc và cũng cần được hình thành 1 thói quen cơ bản với người vận hành ô tô, xe máy, xe công trình, máy móc các loại. Đối với bất kỳ 1 loại dầu nhờn nào cũng cần phải có phần căn bản và phần pha chế. Phần căn bản chính là phần chính trong nhớt. Còn pha chế là phần hóa chất, chất phụ gia thêm vào để tạo nên các đặc trưng riêng biệt để thực hiện các chức năng ưu việt của dầu nhớt động cơ, đồng thời giảm thiếu những tác hại ở chính trong dầu nhớt.
Phân loại dầu nhớt động cơ
Đối với phần căn bản thì bao gồm 2 loại chính đó là nhớt được triết xuất từ dầu khí cũng chính là loại nhớt chúng ta hay dùng và 1 loại nữa là nhớt tổng hợp. Nhớt dầu khí là sản phẩm dầu thô tinh khiết, được triết xuất với thành phần chủ yếu là từ thiên nhiên. Trái lại với nó, nhớt tổng hợp lại là nhóm tổng hợp của các hoát chất, được pha trộn và bào chế tại phòng thí nghiệm. Chính vì thế nó là sản phẩm nhân tạo được dùng từ những hợp chất tinh khiết hoàn toàn không gây ô nhiễm, đáp ứng tốt các hiệu quả và sứ mệnh được giao phó. Nhớt tổng hợp thì xuất hiện từ nhiều năm trước, theo nhiều ý kiến thì nó xuất hiện từ thế kỷ 20 song phải đợi tới tận năm 1970 thì mới phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy là vậy rất ít người có thể hiểu được cặn kẽ về thông số cũng như tính năng có ghi trên bao bì sản phẩm này. Ví dụ cụ thể là chữ “ W “ trong ký hiệu SAE 10W40 có ghi ở trên các loại dầu động cơ hay được chúng ta hiểu là “ Weight “ nhưng không phải vậy, nó chính là ký hiệu của từ “ Winter “.
Như thế thì với dầu mùa đông Winter - W thì có SAE 0W, SAE 5W, 10W, 15W, 20W và 25W
Còn với dầu mùa hè thì thì lại có những cấp độ nhớt sau SAE: 20, 30, 40, 50, 60. Đối với loại dầu đa cấp đặc biệt thì có thể bôi trơn quanh năm thì hay được kết hợp cả 2 loại trên và được ký hiệu với SAE 5W-40, 10W 30, 20W 50. Việc kết hợp và sắp xếp theo độ nhớt SAE cho thấy được khả năng của dầu cháy tại nhiệt độ hoàn toàn không giống nhau/ Các chỉ số tăng từ 0W - 60 tương ứng là các độ nhớt cao dần lên
Dòng sản phẩm dầu đa cấp thì rất phổ biến và được sử dụng vô cùng nhiều tại Việt Nam đặc biệt sử dụng cho các xe gắn máy và xe công trình, máy móc công trình. “ W “ tức là nó thực hiện tốt khi ở mùa đông lúc đó nhiệt độ rất thấp. Con số lúc đầu thì nhỏ hơn có thể cháy tốt hơn khi làm việc tại nhiệt độ cực lạnh khi đó động cơ sẽ quay cũng như khởi động dễ dàng hơn. Con số thứ 2 thì lớn hơn 1 chút để có thể phục vụ làm việc tại thời tiết nóng bức. Số càng cao tương đương với khả năng làm việc ở điều kiện khắc nghiệt, nóng bức.
Phần phân loại dầu động cơ theo độ nhớt SAE nhìn chung cũng không có gì khó khăn, nó khá đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng để thực hiện. Đối với các cơ quan nhà nước hay ca nhân bất kỳ cũng có thể thử nghiệm được, chi phí thực hiện cũng không đắt lắm chỉ tốn khoảng giá cả một chai dầu động cơ 1 lít cho xe gắn máy hạng world class